Team Karen Tran
HỆ MIỄN DỊCH LÀ LÁ CHẮN ĐỀ KHÁNG CUỐI CÙNG VÀ LÀ CƠ HỘI HỒI PHỤC NẾU KHÔNG MAY NHIỄM CORONA
Updated: Mar 20, 2020
Khi phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mạnh mẽ và áp đảo, cuộc chiến chống virus sẽ có sức phá hủy rất lớn, có thể gây ra hậu quả chết người. Đặc biệt, nCoV tấn công phổi, một trận địa dễ tổn thương. Trong lúc cố gắng chiến đấu với virus nó chưa bao giờ gặp trước đây, hệ miễn dịch có thể làm việc quá sức, gây tổn thương cho các tế bào và mô ở gần đó.
Vai trò của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học có khả năng chống lại bệnh tật và cũng chính là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể, được ví như lớp rào chắn ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, virus, đồng thời sửa chữa các tế bào bị hỏng. Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
Tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ miễn dịch trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay
Hệ miễn dịch đóng một vai trò quan trọng để có được một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng không phải lúc nào cũng hoạt động một cách chính xác mà vẫn có khả năng bị rối loạn hoặc suy yếu. Khi đó, hệ miễn dịch không còn khả năng chống lại các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, thậm chí mất đi khả năng phân biệt lạ - quen, quay ngược trở lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, coi những tế bào khỏe mạnh đó là những kháng nguyên gây bệnh. Hiện tượng này được gọi là bệnh tự miễn
Vì những lý do trên mà việc bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch là điều cần thiết trong mọi thời điểm, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Không khí ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm, các loại dịch bệnh mới xuất hiện ngày một nhiều và có diễn biến hết sức phức tạp. Viêm phổi do virus Corona gây ra đang trở thành nỗi kinh hoàng của toàn thế giới, mà đối tượng dễ bị tấn công, lây nhiễm nhất chính là những người có hệ miễn dịch bị suy giảm. Sức khỏe, tính mạng con người đang ngày ngày bị đe dọa. Các cơ quan y tế đều đưa ra khuyến cáo phòng còn hơn chữa, luôn luôn phải chú ý nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại dịch bệnh.

Lợi ích của việc bảo vệ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng bằng tế bào gốc
Tế bào gốc được coi là thành tựu y học vượt bậc, được phát triển dựa trên chính tiềm năng ẩn chứa sâu thẳm trong cơ thể mỗi người. Với khả năng bảo vệ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, các liệu pháp tế bào gốc đã mở ra cho con người cơ hội phòng chống dịch bệnh, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Chúng có khả năng biệt hóa, đảm nhận nhiệm vụ của bất kỳ tế bào nào. Chính vì vậy mà tế bào gốc có thể tái tạo, sửa chữa và thay thế các tế bào bị mất đi do lão hóa hay thương tổn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Các biện pháp cải thiện sức khoẻ nhờ khai thác những nguồn lực tiềm ẩn từ sâu bên trong cơ thể từ lâu đã được giới khoa học đề cao tính hiệu quả và an toàn. Tế bào gốc chính là một trong những liệu pháp giúp thúc đẩy từ sâu bên trong, giải quyết triệt để các vấn đề, sai sót của cơ thể, mang đến cho chúng ta một hệ miễn dịch bền bỉ, hoạt động chính xác hơn, tạo tiền đề cho việc phòng chống các loại dịch bệnh.
Chương trình hỗ trợ ngăn nhiễm dịch bệnh đang được triển khai đợt II tại Viện Trẻ Hóa từ ngày 18.02.2020. Vì số lượng giới hạn, người dân quan tâm cần đăng ký trước tại số 18006718. Chương trình sẽ ưu tiên người đăng ký trước.
hoặc đăng ký trực tiếp: https://bit.ly/39MMkRj
